THIẾT KẾ - THI CÔNG KIẾN TRÚC, TIN TỨC

QUY TRÌNH THIẾT KẾ – THI CÔNG KIẾN TRÚC

Siêu biệt thự

QUY TRÌNH THIẾT KẾ – THI CÔNG KIẾN TRÚC CHUẨN CHUYÊN NGHIỆP!

QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢN VẼ KIẾN TRÚC 

– Bước 1: Nhận yêu cầu tư vấn thiết kế, thống nhất quy trình làm việc, báo giá thiết kế.

ACB HOME sẽ gặp trực tiếp khách hàng, khảo sát hiện trạng, thống nhất yêu cầu thiết kế, tư vấn nhu cầu thiết kế, tư vấn định hướng phong cách kiến trúc và thống nhất quy trình làm việc, báo giá thiết kế cho khách hàng.

– Bước 2: Thiết kế phương án mặt bằng, phối cảnh mặt tiền:

Sau khi thống nhất quy trình làm việc, giá thiết kế khách hàng tạm ứng đặt hàng cho ACB HOME 30% hợp đồng (hoặc tối thiểu là 5.000.000đ). Số tiền tạm ứng là cơ sở để ACB HOME triển khai phương án mặt bằng các tầng theo phong thủy và phối cảnh mặt tiền.

– Bước 3: Thống nhất phương án mặt bằng và phối cảnh.

+ Thống nhất với quý khách về phương án mặt bằng các tầng. Tiến hành các chỉnh sửa (nếu có)

+ Sau khi thống nhất mặt bằng tiến hành dựng phương án phối cảnh (2-3 góc nhìn chính phụ) để quý khách thêm lựa chọn.

Tiến hành chỉnh sửa, phát triển phương án chọn và đi đến thống nhất phối cảnh.

– Bước 4: Ký kết hợp đồng chính thức.

Khách hàng sẽ thanh toán 50% giá trị hợp đồng. Thực hiện sau khi đã thống nhất phương án mặt bằng và phối cảnh. ACB HOME sẽ bắt đầu triển khai thiết kế chi tiết gồm các phần kiến trúc  – kết cấu – điện nước; bản vẽ phối cảnh , bản vẽ chi tiết nội thất; phối cảnh và chi tiết tiểu cảnh.

– Bước 5: Bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế phần kiến trúc

– Bước 6: Giám sát thi công kiểm tra phần móng

Phối hợp với bên khách hàng khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công và với yêu cầu của chủ đầu tư khi cần thiết.

– Bước 7: Kiểm tra phần trần tầng 1

Giám sát thi công, cách sắp đặt thép có đúng như bản vẽ thiết kế hay không?

– Bước 8+: Kiểm tra phần sàn tầng 2…

– Bước 9: Cất nóc công trình khách hàng thanh toán phần còn lại của giá trị hợp đồng.

KẾT THÚC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

QUY TRÌNH THI CÔNG NHÀ DÂN DỤNG

1.GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình

– Giấy phép thi công (nếu cần)

– Tư vấn giám sát (nếu cần)

– Nhà thầu thi công

– Hợp đồng thi công

– Phương án thi công các hạng mục, tiến độ thi công

2.GIAI ĐOẠN 2: TIẾN HÀNH THI CÔNG

  1. Chuẩn bị

– Mặt bằng thi công

– Vị trí tập kết vật tư, thiết bị

– Kiểm tra hiện trạng đất giữa thực tế và bản vẽ thiết kế. Mốc giới với nhà liền kề

– Kiểm tra thực tế địa chất công trình và nhà liền kề để đưa ra phướng án xử lý nền móng

  1. Thi công móng

– Thi công ép cọc (đối với công trình thi công ép cọc)

+ Tập kết vật tư trang thiết bị

+ Ép cọc thử

+ Ép cọc đại trà

+ Nghiệm thu ép cọc

– Đào đất hố móng, dầm móng, bể nước ngầm, bể phốt…

– Đập đầu cọc (với công trình thi công ép cọc)

– Đổ bê tông lót hoặc xây gạch lót tạo mặt bằng thi công

– Sản xuất lắp dựng coppha, cốt thép móng

– Đổ bê tông móng (kiểm tra định vị cột trước khi đổ bê tông)

– Xây bể nước, bể phốt, tường móng và các hạng mục ngầm khác…

– San lấp móng, tôn nền

– Nghiệm thu phần móng

  1. Thi công phần thân

Phần thân bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Quá trình thi công tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến mái:

– Sản xuất, lắp dựng coppha, đổ bê tông cột

– Sản xuất lắp dựng coppha, đổ bê tông sàn, cầu thang

– Xây tường, bậc cầu thang

– Lắp dựng khuôn cửa gỗ trong quá trình xây

– Lắp đặt hệ thống điện nước, điều hoà

– Nghiệm thu từng hạng mục thi công

  • Một số lưu ý:

– Khi chuẩn bị lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn cần lưu ý chừa 2cm tính từ ranh đất giữa 2 công trình lân cận để tô 2 vách tường bao đó, nếu tường nhà bên cạnh đã tô thì vẫn bỏ 2cm.

– Khi đặt thép, cần lưu ý các vị trí cần thép chờ theo thiết kế (thép chờ dầm, sàn, cầu thang, tam cấp, dầm thang máy, thép râu xây tường, thép neo sàn để thi công,…).

– Kiểm tra kích thước, vị trí dầm sàn tránh bị méo, sai lệch so với thiết kế.

– Kiểm tra các vị trí chuẩn bị cho bồn hoa, lam, sê-nô, đan, mảng tường lồi, mái, …

– Chỉ tháo cây chống sau ít nhất 10 ngày (kể cả khi có phụ gia đông kết nhanh) và chỉ được tháo sau khi đổ cách tầng.

– Kiểm tra hệ thống ống điện, nước âm chờ phục vụ công tác điện nước.

– Kiểm tra các vị trí sàn âm, giật cấp.

– Kiểm tra vị trí chừa lỗ sàn cho hộp kỹ thuật

  1. Thi công phần mái

Đối với mỗi công trình sẽ có hạng mục phần mái khác nhau, tùy công trình sẽ có những phương án thi công sao cho phù hợp, bao gồm các phần cơ bản:

– Chống thấm mái

– Xây tường mái

– Cán, ốp lát nền

– Thi công khung, lợp mái

– Nghiệm thu phần mái

  1. Thi công trát tường

– Sau khi hoàn thành công tác xây sẽ tiến hành công tác trát

– Trát vữa xi măng toàn bộ trần trước, trát vách tường trong nhà sau (nếu đó trần thạch cao thì không tô vữa trần bê tông mà chỉ vệ sinh làm sạch) toàn bộ công trình và sau cùng là tô hoàn thiện thi công mặt tiền – dặm vá trát tường theo đường điện.

  1. Thi công hoàn thiện

– Sau khi xây tô trong nhà sẽ tiến hành công tác đóng trần thạch cao trang trí.

– Cán nền xi măng các tầng lầu, sân thượng, mái, ban công, nhà vệ sinh.

– Chống thấm sàn sân thượng, vệ sinh, mái, ban công.

– Lát gạch sàn, len chân tường tầng trệt, các tầng lầu, sân thượng, vệ sinh, mái.

– Ốp gạch trang trí mặt tiền, phòng vệ sinh, cầu thang.

– Lắp đặt cửa, lan can cầu thang, tay vịn.

– Bả mastic toàn bộ công trình (nếu cần).

– Sơn nước lớp 1 toàn bộ công trình.

– Sơn dầu toàn bộ cửa, lan can, khung sắt trong công trình.

– Lắp đặt bồn nước, máy bơm nước, thiết bị vệ sinh, thử nước.

– Lắp đặt hệ thống điện, đèn chiếu sáng (lắp đặt công tắc, ổ cắm, tủ điện, MCB, quạt hút, đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn lon – không bao gồm lắp đặt các loại đèn chùm trang trí).

– Lợp ngói mái, tole mái (nếu có).

– Dọn dẹp vệ sinh công trình hàng ngày sau giờ làm.

– Sơn nước lớp 2, dặm vá sơn nước toàn bộ công trình.

– Vệ sinh cơ bản công trình trước khi bàn giao.